Tiểu sử Élisabeth của Pháp

Thời thơ ấu

Élisabeth khi còn nhỏ

Élisabeth sinh ra tại Lâu đài Fontainebleau vào ngày 22 tháng 11 năm 1602, là con gái lớn của Henri IV của PhápMaria de' Medici. Theo thông tin từ triều đình, Vương hậu Maria đã tỏ ra thờ ơ một cách tàn nhẫn với Élisabeth vì Vương hậu đã tin vào lời tiên tri của một nữ tu đảm bảo rằng Maria sẽ sinh ba đứa con trai liên tiếp. [2]

Không lâu sau khi sinh, Élisabeth được đính hôn với Filippo Emanuele của Savoia, Thân vương xứ Piemonte, con trai và người thừa kế của Carlo Emanuele I của Savoia và hạ sinh bởi Catalina Micaela của Tây Ban Nha, con gái của Felipe II của Tây Ban Nha (con trai của Carlos I của Tây Ban NhaIsabel của Bồ Đào Nha) và Élisabeth của Pháp (con gái của Henri II của PhápCaterina de' Medici). Tuy nhiên, Filippo Emanuele đã qua đời vì bệnh đậu mùa vào năm 1605. [3] [4]

Là con gái của Quốc vương Pháp, Élisabeth được gọi là Fille de France (con gái nước Pháp). Và với tư cách là con gái đầu lòng, Élisabeth được biết đến trong triều đình với danh hiệuMadame Royale (Bà chúa Vương thất). Madame Royale trải qua những năm đầu đời dưới sự giám sát của nữ gia sư vương thất Françoise de Montglat tại Lâu đài Saint-Germain-en-Laye, một nơi yên tĩnh cách xa triều đình Paris, nơi Vương nữ chia sẻ việc học tập và chơi đùa với các anh chị em hợp pháp cũng như anh chị em cùng cha khác mẹ ngoại hôn vốn là kết quả của những cuộc ngoại tình của Henri IV. [2] Ngoài Dauphin [lower-alpha 1] Louis, các Enfants de France (Người con nước Pháp) khác (con hợp pháp của Henri IV) là Christine Marie, sau này là Công tước phu nhân xứ Savoia; Đức ngài xứ Orléans qua đời khi còn nhỏ; Gaston, Công tước xứ Orleans; và Henriette Marie, sau này là Vương hậu Anh. Khi Henri IV bị ám sát bên ngoài Cung điện LouvreParis vào ngày 14 tháng 5 năm 1610, anh trai Élisabeth là ngài Dauphin (người mà Elisabeth có mối quan hệ rất thân thiết) đã kế vị ngai vàng với tên hiệu là Louis XIII dưới sự nhiếp chính của mẹ là Maria de' Medici.

Năm 1612, khi Elisabeth được mười tuổi, thảo luận về cuộc hôn nhân kép giữa Vương thất Pháp và Tây Ban Nha đã bàn luận; theo đó thì Élisabeth sẽ kết hôn với Thân vương xứ Asturias (Felipe IV của Tây Ban Nha) và anh trai Louis sẽ kết hôn với chị gái của Felipe là Infanta Ana của Tây Ban Nha.

Hôn nhân

Sau khi Louis và Élisabeth tiến hành kết hôn ủy nhiệm cô với Felipe và Ana, Élisabeth và anh trai Louis gặp Felipe và chị gái Ana lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 11 năm 1615 trên Đảo Pheasant, một hòn đảo nhỏ trên sông Bidassoa phân chia Pháp và Tây Ban Nha giữa thành phố Hendaye của Pháp và thành phố Fuenterrabía của Tây Ban Nha. Đây chính là lần cuối cùng Louis gặp em gái mình. Ở Tây Ban Nha, tên tiếng Pháp của Élisabeth được chuyển sang tiếng Tây Ban Nha là Isabel. Buổi lễ kết hôn diễn ra tại Nhà thờ Thánh María ở Burgos. Vào thời điểm kết hôn, Vương nữ Élisabeth mười ba tuổi đã trở thành tân Thân vương phi xứ Asturias.

Cuộc hôn nhân của Élisabeth thuận theo truyền thống củng cố các liên minh quân sự và chính trị giữa các cường quốc Công giáo của Pháp và Tây Ban Nha bằng các cuộc hôn nhân vương thất, bắt nguồn từ năm 1559 với cuộc hôn nhân của Felipe II của Tây Ban Nha với Élisabeth của Pháp, con gái của Henri II của Pháp, như một phần của Hiệp ước Cateau-Cambrésis. Bức tranh Exchange of the Princesses at the Spanish Border (Sự Trao đổi Các nàng Vương nữ tại Biên giới Tây Ban Nha) được họa bởi Peter Paul Rubens là một phần trong bộ tranh Maria de' Medici của ông.

Vương hậu

Élisabeth trở nên nổi tiếng với vẻ đẹp, trí thông minh và phẩm chất cao quý, điều này khiến Élisabeth rất được yêu mến ở Tây Ban Nha.

Năm 1621, hai vợ chồng trở thành tân vương và tân hậu của Tây Ban Nha với sự qua đời của Felipe III của Tây Ban Nha. Tân vương hậu Tây Ban Nha ý thức rõ rằng chồng mình có nhân tình.

Bản thân Élisabeth cũng là chủ đề của những tin đồn về mối quan hệ của Vương hậu với nhà thơ nổi tiếng Peralta (Juan de Tassis, Bá tước thứ 2 xứ Villamediana ), một thị tùng nam của Vương hậu. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1622, một đám cháy bùng phát khi lễ hội hóa trang Peralta La Gloria de Niquea đang được đưa tổ chức tại triều đình. Peralta đã bế Vương hậu đến nơi an toàn, điều này khiến mối nghi ngờ về mối quan hệ của hai người trở nên ngày càng sâu sắc. Peralta đã bỏ qua một cảnh báo quan trọng rằng mạng sống của mình đang gặp nguy hiểm và "ngài ấy đã bị sát hại khi bước ra khỏi xe ngựa. Trách nhiệm về cái chết của ông bị tranh cãi là thuộc về Felipe IV và Olivares" (vào thời điểm đó là người được thủ tướng và quốc vương yêu thích).

Élisabeth đảm nhận vai trò nhiếp chính của Tây Ban Nha trong Cuộc nổi dậy ở Catalunya và ủng hộ Công tước xứ Nochera chống lại Bá-Công tước xứ Olivares để nổi dậy ở Catalunya rút lui trong danh dự.

Trước năm 1640, Élisabeth dường như không có nhiều ảnh hưởng đến chính sự và phần lớn được giao cho Olivares. Élisabeth không hòa hợp với Olivares, người được cho là đã giúp Felipe IV ngoại tình và ngăn cản Vương hậu đạt được bất kỳ ảnh hưởng chính trị nào và từng có một nhận xét nổi tiếng, khi Vương hậu trình bày quan điểm chính trị với Quốc vương, rằng các linh mục tồn tại để cầu nguyện cũng như các Vương hậu tồn tại để sanh nở con cái. [1]

Từ năm 1640 đến năm 1642, Élisabeth giữ chức nhiếp chính thay mặt Felipe IV khi Quốc vương vắng mặt trong thời kỳ diễn ra cuộc nổi dậy ở Catalunya và Vương hậu được đánh giá rất cao cho những nỗ lực của mình. [1] Élisabeth được cho là có ảnh hưởng đến sự thất thế của Olivares như một phần của "âm mưu của phụ nữ" cùng với Công tước phu nhân xứ Mantova, Ana de Guevara, María de Ágreda và nự thị tùng trưởng là Luisa Manrique de Lara, Bá tước phu nhân xứ Paredes de Nava. [1]

Sự thất thế của Olivares khiến Felipe IV coi bà là đối tác chính trị duy nhất của mình, và khi nhà vua lại ra trận vào năm 1643, Élisabeth một lần nữa được bổ nhiệm làm nhiếp chính với sự hỗ trợ của Juan Chumacero Carrillo y Sotomayor. [1] Lần nhiếp chính thứ hai của Élisabeth cũng được đánh giá cao và Vương hậu được nhà vua ghi nhận nỗ lực cung cấp nhu yếu phẩm quan trọng cho quân đội cũng như đàm phán với các ngân hàng để cung cấp tài chính cho quân đội và thế chấp bằng trang sức của mình. [1] Có tin đồn rằng Vương hậu Élisabeth có ý định noi gương theo nữ vương Isabel Công giáo lừng danh và sẽ dẫn quân để chiếm lại Badajoz. [1]

Vương hậu Élisabeth qua đời tại Madrid vào ngày 6 tháng 10 năm 1644 ở tuổi 41, để lại hai người con là Baltasar CarlosMaría Teresa của Tây Ban Nha. Sau khi Élisabeth qua đời, Felipe IV tái hôn với cháu gái Maria Anna của Áo. Đứa con cuối cùng của Élisabeth, María Teresa của Tây Ban Nha, sau này trở thành Vương hậu nước Pháp với tư cách là vợ của cháu trai gọi cô của mình là Louis XIV của Pháp. Không giống như chồng và chị chồng cũng như là chị dâu Ana, Élisabeth không được chứng kiến đám cưới củng cố hòa bình giữa quê hương Pháp và đất nước Tây Ban Nha, các quốc gia sẽ có chiến tranh cho đến năm 1659. Một trong những chắt của Élisabeth là Philippe, Công tước Anjou trở thành Quốc vương Felipe V của Tây Ban Nha, và thông qua Felipe V, Élisabeth là tổ tiên của các Vương thất Tây Ban Nha hiện tại.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Élisabeth của Pháp http://dbe.rah.es/biografias/13025/isabel-de-borbo... http://www.mujeresenlahistoria.com/2015/10/la-rein... http://www.mcnbiografias.com/app-bio/do/show?key=i... https://www.museodelprado.es/coleccion/obra-de-art... https://www.wikidata.org/wiki/Q274732#identifiers http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a11163306 https://d-nb.info/gnd/122381335 https://isni.org/isni/000000011560389X https://id.loc.gov/authorities/names/n88145382